15:18 06/12/2017
Lượt xem: 3214
Nuôi con tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ, là quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng được đầu tư bài bản đang mang đến những hiệu quả khả quan không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Hiệu quả nuôi tôm được thể hiện dưới nhiều góc độ: khả năng kiểm soát môi trường và mầm bệnh tốt hơn, có thể nuôi mật độ cao (150 – 300 con/m2) giúp cải thiện năng suất (25 – 40 tấn/ha/vụ), hiệu quả lớn hơn khi cần nhanh chóng cải thiện môi trường nuôi tôm, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ đó có cơ hội giảm bớt giá thành sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận thu về.
Trong quy trình nuôi tôm nói chung ao nuôi diện tích bé được thiết kế dạng hình vuông, bo bốn góc, lót bạt HDPE cả nền đáy và bờ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh chất thải cũng như việc dùng quạt nước công suất lớn. Ở một số tỉnh miền Bắc, thay vì lót bạt trên cát, người nuôi sử dụng ao bê tông. Tuy vậy, khả năng vệ sinh không tốt bằng phương pháp lót bạt HDPE. Diện tích ao nuôi có thể dao động từ 500 – 2.000 m2, phổ biến nhất là khoảng 1.200 – 1.600 m2. Độ sâu của ao phụ thuộc vào diện tích bề mặt và có thể đảm bảo mực nước từ 1,3 – 1,7 m. Đáy của ao được xử lý bằng cách bơm cát, lu nền trước khi lót bạt. Độ dốc về trung tâm ao không cần quá lớn, chỉ cần đủ để nước dồn về mỗi khi xả cạn.
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng giúp người nuôi tôm phát triển
Nếu bố trí hệ thống quạt đúng cách và hợp lý, chất thải sẽ được dồn tụ vào khu vực trung tâm ao, nơi có bố trí hố thu gom rác, chất thải và hệ thống siphon. Với quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp cần một ao nuôi tôm diện tích 1.500 m2 cần đầu tư 4 giàn quạt và đặt ở gần 4 góc ao. Công suất motor là 3 mã lực cho mỗi giàn quạt. Trong trường hợp dùng 1 motor để chạy cùng lúc 2 giàn quạt đặt ở 2 ao sát nhau thì công suất motor là 5 mã lực. Số lượng cánh quạt từ 10 - 12 cánh. Chiều dài trục lap từ bờ đến cánh quạt khoảng 1/2 khoảng cách từ bờ đến khu vực giữa ao. Trục lap của giàn quạt nên đặt ở góc lệch khoảng 6 - 8 ngửa ra so với trục vuông góc đối với bờ ao để tạo ra dòng chảy tốt hơn và thu gom chất thải tốt hơn.
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong tháng nuôi đầu, khi tôm chưa lớn, chỉ cần đặt một sục lủi công suất nhỏ ở trung tâm ao, kết hợp với hệ thống sục khí đáy dọc bên bờ ao công suất 2 mã lực là vừa. Từ tháng thứ 2, cho tôm ăn bằng máy tự động, chạy và sử dụng liên tục 2 giàn quạt vào ban ngày và toàn bộ các giàn quạt vào ban đêm. Cứ 2 đến 3 ngày xi phông một lần. Sang tháng thứ 3 trở đi, cần vận hành liên tục các giàn quạt. Nếu cần thì bổ sung thêm để đảm bảo đủ ôxy hòa tan và gom tụ chất thải để xi phông. Lợi khuẩn được nhân sinh khối bằng phương pháp đơn giản và bổ sung vào ao mỗi ngày. Trong môi trường thuận lợi như vậy, tôm giống có chất lượng cao sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng tốt nhất.
Những năm gần đây, quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã mở thêm ra một hướng đi mới trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt các tỉnh miền Trung có tiềm năng đất đai rộng lớn. Để đạt hiệu tốt nhất, việc phát triển nghề bền vững, người dân cần nắm rõ quy trình rõ ràng. Các chỉ tiêu môi trường để có thể đảm bảo được duy trì ổn định với các thông số đạt ngưỡng thích hợp nhất. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố từ môi trường trong ao để điều chỉnh cho phù hợp. Chỉ dùng thêm các hóa chất sinh học được phép sử dụng để điều chỉnh các yếu tố môi trường.